Tôn Giáo

- Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung gửi hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho người đại diện của nhóm để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Bước 3. Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện;

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Hồ sơ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết:

20 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cụ thể:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ có trách nhiệm xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Lệ phí (nếu có):

Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung(Mẫu B7, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.


tự thực hiện:

- Bước 1: Người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo gửi hồ sơ đề xuất thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung thành Ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ, hồ sơ trường hợp chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban nhân dân cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho người đại diện của nhóm để hoàn thiện hồ sơ vì thế.

- Bước 3. Ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản. Trường hợp từ đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Thực hiện cách thức;

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban nhân dân cấp xã; qua chính đường hoặc trực tuyến dịch vụ thông qua.

Hồ sơ phải được xác nhận của Ban nhân dân cấp xã và có giấy hẹn trả kết quả. If send qua the main lines, the date next record is being features by the date write on.

- Thành phần, hồ sơ số lượng:

- Hồ sơ thành phần: Văn bản đề nghị (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Time Breakout:

15 date from the date of the kernel of the level social got enoughhồ hợp lệ đề xuất.

- Thực hiện thủ tục chính đối tượng:

Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi điểm sinh hoạt tôn giáo trong địa chỉ một xã.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ban nhân dân cấp xã có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Kết quả thực hiện thủ tục chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp nhận về vấn đề thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Lệ phí (nếu có):

Không có.

- Đơn mẫu tên, tờ khai mẫu (nếu có và đề xuất đính kèm):

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung  (Mẫu B7, Phụ lục Nghị định số 162/2017 / NĐ-CP ngày 30/12/2017).

- Yêu cầu, thực hiện điều kiện liên tục (nếu có):

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được chấp nhận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải kết thúc sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Bảng nhân dân cấp xã.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tôn giáo (Luật số 02/2016 / QH14 ngày 18/11/2016).

Nghị định số 162/2017 / NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư số 02/2017 / TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.


Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét văn bản đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng, trường hợp văn bản đăng ký bổ sung chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho cơ sở tín ngưỡng để hoàn chỉnh văn bản.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện;

Nộp văn bản đăng ký bổ sung trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Văn bản đăng ký bổ sung phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết:

15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng nhận được văn bản đăng ký hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng bổ sung.

- Lệ phí (nếu có):

Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung (Mẫu B1, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Chậm nhất 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.


- Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức hoặc người đại diện của nhóm để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản.Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện;

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Hồ sơ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

-Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

+ Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết:

20 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáotập trung nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Lệ phí (nếu có):

Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (Mẫu B5, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.

+ Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

+ Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên và các điều kiện sau đây:

+ Có giáo lý, giáo luật.

+ Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.


Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung gửi hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Bước 3. Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Cách thức thực hiện;

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Hồ sơ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết:

15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung nhận được văn bản đăng ký hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi người đại diện của nhóm.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Lệ phí (nếu có):

Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung(Mẫu B6, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.


Quy trình công vụ

STT TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN MÔ TẢ CÔNG VIỆC BIỂU MẪU ÁP DỤNG THỜI GIAN
  1.  
Cán bộ tiếp công dân - Tiếp xúc. - Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Các tài liệu liên quan đến khiến nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (Nếu có)
- Giấy tờ đại diện, giấy ủy quyền (Nếu có)
 
Từ khi tiếp xúc cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân
 
- Xác định nhân.
- Lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày.
- Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và các tài liệu liên quan đến khiến nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Thông báo cho công dân biết biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết để họ liên hệ sau này.
  1.  
Cán bộ tiếp công dân - Chuyển Đ/c Chủ tịch UBND phường xem xét chỉ đạo giải quyết. - Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Các tài liệu liên quan đến khiến nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (Nếu có)
- Giấy tờ đại diện, giấy ủy quyền (Nếu có)
Trong ngày
  1.  
Đ/c Chủ tịch UBND phường - Bút phê, chỉ đạo giải quyết.
- Chuyển hồ sơ cho Công chức Tư pháp – Hộ tịch phường.
- Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Các tài liệu liên quan đến khiến nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (Nếu có)
- Giấy tờ đại diện, giấy ủy quyền (Nếu có)
Trong ngày
  1.  
Công chức Tư pháp – Hộ tịch phường - Tiếp nhận hồ sơ.
- Tham mưu, phối hợp với các bộ phận xử lý đơn.
- Tham mưu văn bản thông báo kết quả xử lý.
- Chuyển hồ sơ Đ/c Chủ tịch UBND phường.
- Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Các tài liệu liên quan đến khiến nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (Nếu có)
- Giấy tờ đại diện, giấy ủy quyền (Nếu có)
- Văn bản thông báo kết quả xử lý.
10 ngày làm việc
  1.  
Đ/c Chủ tịch UBND phường - Xem xét, ký văn bản thông báo kết quả xử lý.
- Chuyển bộ phận Văn phòng UBND phường.
- Văn bản thông báo kết quả xử lý. Trong ngày
  1.  
Bộ phận Văn phòng UBND phường - Lấy số, nhân bản, đóng dấu.
- Chuyển cán bộ tiếp công dân.
- Văn bản thông báo kết quả xử lý hoặc nội dung trả lời. Trong ngày
  1.  
Cán bộ tiếp công dân - Trả lời trực tiếp hoặc gửi văn bản thông báo kết quả xử lý cho người dân. - Văn bản thông báo kết quả xử lý hoặc nội dung trả lời. Trong ngày

Lưu trữ: Công chức Tư pháp – Hộ tịch phường:

TT TÊN HỒ SƠ, BIỂU MẪU NƠI LƯU THỜI GIAN
1 Hồ sơ liên quan đến Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Kho lưu trữ Vĩnh viễn
2 Văn bản thông báo kết quả xử lý.    

Địa chỉ - Thời gian làm việc

24/30 Đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ 2 đến thứ 6
7g30 - 11g30
13g00 - 17g00
Thứ 7
7g30 - 11g30

Yêu cầu phản ánh trực tuyến

© 2024 UBND PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH. All Rights Reserved.